- Vua Sơn Mài_ Nguyễn Gia Trí
-
Nguyễn Gia Trí (1908-1993) sinh tại tỉnh Hà Tây và mất tại TP.HCM (1993) Ông là sinh viên của trường đại học nổi tiếng Indochina Fine Arts College (1931-1936), ông được xem là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là "Vua sơn mài"Từ khi ông mất,ngôi "Vua sơn mài" vẫn còn bỏ trống và rất khó có ai có thể "lên ngôi" thay thế ông được. Sinh thời,Bùi Xuân Phái rất ngưỡng mộ tài năng và phẩm chất kiên dũng trước bạo quyền của Nguyễn Gia Trí,và xem ông như bậc đàn anh đáng kính nhất trong làng hội họa Việt Nam.
Ông Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo nên những bức họa hiện đại mang đầy tính dân tộc. Những tác phẩm của ông có thể tìm thấy trong Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội và Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật tại Sài Gòn. Tác phẩm của Nguyễn Gia Trí đã được chỉ định là Bảo Vật Quốc Gia. Vì thế, những tác phẩm của ông đã không được phép rời khỏi Việt Nam.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí thường làm tranh không hết hợp đồng, hầu hết là những đại gia có máu mặt đặt tranh. Họ đến xin ông vẽ những tranh khổ lớn và không yêu cầu về nội dung hay hình thức nghệ thuật, tùy ông muốn và không có chuyện tham gia góp ý kiến vào tác phẩm của ông. Tranh ông bán đo bằng ca-rê (phân vuông,tranh kích thước càng lớn thì giá tiền cứ theo đó mà nhân lên). Ở VN các họa sĩ trong lịch sử Hội họa hiện đại có duy nhất danh họa Nguyễn Gia Trí bán tranh tính bằng ca-rê và luôn phải từ chối đơn đặt hàng của khách.Trường hợp này đúng với nguyên tắc : Phải có khách hàng lớn mới có nghệ sĩ lớn.
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí lúc sinh thời đã có nguyện vọng giữ lại ba bức tranh : "để cho thế hệ mai sau nghiên cứu". Đó là 3 bức tranh sơn mài khổ lớn lưu tại Thư viện quốc gia TP Hồ Chí Minh mà vợ Ngô Đình Nhu mua định tặng Nhật Hoàng, nhưng ông yêu cầu phải để lại trong nước. Những năm đỉnh cao của năng lực sáng tạo, tài chính của ông lên tới hàng nghìn cây vàng. Nhưng đến khi nhắm mắt ,xuôi tay, ngoài vài tấm tranh cỡ nhỏ, tài sản của ông chẳng có gì đáng kể, tất cả đã được họa sĩ dành cho nghệ thuật! Tất cả đã được người nghệ sĩ Để gió cuốn đi ,nhưng tên tuổi và những tuyệt phẩm của ông sẽ sống mãi cùng thời gian.
Monday, January 26, 2009
Vua Sơn Mài_ Nguyễn Gia Trí
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment